Episodios

  • Đi tìm Lâu Đài của Kafka - Bài 2 : Mê Cung
    Jun 7 2024
    Không thể tách rời ý nghĩa những tác phẩm của Kafka ra khỏi mảnh đất chúng sinh sôi nẩy nở. Cũng không thể « đọc » Kafka mà quên đi chúng ta đang đứng ở đâu, tại những điểm nhìn nào. Vì vậy, phải trở ngược về đầu thế kỷ 20, quãng thời gian đã được nhà sử học Eric J.Hobsbawm mệnh danh là kỷ nguyên của những Đại Họa. Kafka sinh trưởng trong một gia đình gốc Do Thái, tại Praha, thủ đô Tiệp ngày nay, thuộc đế chế Áo Hung lúc đó. Nhưng ông được đào tạo tại những ngôi trường Đức, ông tiếp thu văn hóa Đức và sáng tác bằng tiếng Đức. Như vậy, Kafka mang trong mình sự cộng hưởng của ba nền văn hóa : Văn hóa Do Thái, văn hóa Tiệp và văn hóa Đức. Sau này, giá trị tinh thần của sự nghiệp Kafka trở thành một di sản được cả ba nền văn hóa này khẳng định sở hữu và tranh giành bản quyền, hay ít nhất là đòi áp đặt một cách diễn giải riêng. Có lẽ, ảnh hưởng của ba nền văn hóa này vừa là chìa khóa của các tác phẩm, vừa là nguyên nhân gây xung đột trong tâm thức nhà văn.Do đó, trước khi xem xét các cách tiếp cận, cách « đọc » Kafka, thiết tưởng nên tìm hiểu tiểu sử độc đáo của một nhà văn bị giằng co giữa nhiều « bản sắc », mà hơn nữa, vào thời điểm tài năng chín mùi, đứng ở vị trí bản lề lịch sử của châu Âu giữa thế kỷ 19 hòa bình và thế kỷ 20 kinh thiên động địa.Kafka, đứa trẻ của chính sách đồng hóa người Do TháiKafka sinh năm 1883 trong một gia đình gốc Do Thái đã bắt đầu được đồng hóa. Lúc trẻ, Kafka không mấy quan tâm đến gốc rễ Do Thái của mình, cho dù gia đình ông vẫn vào đền tham dự các buổi lễ quan trọng của Do Thái giáo. Nhưng, theo đa số các nhà nghiên cứu Do Thái hiện nay, Kafka càng trưởng thành càng cảm thấy mình lạc loài, như người mất gốc, mất lai lịch.Phải nói thêm, cho dù người Do Thái đã di dân sang châu Âu từ ngàn năm trưóc, nhưng trong đế chế Áo - Hung, phải đợi đến 1848, tức là 35 năm trước khi Franz Kafka ra đời, cộng đồng người Do Thái mới được công nhận quyền bình đẳng. Trước 1848, người Do Thái bị đàn áp, khống chế rất dã man. Ví dụ điển hình là chẳng những họ bị đẩy ra sống ở ngoài lề xã hội, mà hơn vậy nữa, nhà chức trách giới hạn gắt gao việc tăng trưởng dân số người Do Thái với đạo luật : Chỉ có con trai đầu lòng của gia đình người Do Thái được quyền kết hôn và lập gia đình. Điểm quan trọng ở đây là Kafka đại diện cho thế hệ thứ hai, kể từ khi người Do Thái được đồng hóa, trong khi ông cụ nội của Kafka còn phải bị lưu đầy, suýt không được quyền lập gia đình, nếu sự kiện 1848 không diễn ra. Hoàn cảnh này cũng đáng lưu ý trong sự hình thành của tâm thức Kafka. Gốc gác này còn hiển hiện trong Nhật ký của Kafka. Năm 1911, ông viết : « Tôi tên là Amschel trong tiếng Hebreu (Do Thái) như ông cụ nội của mẹ tôi ».Praha vào đầu thế kỷ 20 cũng là một thủ đô đa sắc tộc với ba cộng đồng chung sống tại đây. Đông nhất là người Tiệp, cư dân Đức thì giàu có và thiểu số người Do Thái. Nhưng tiếng Đức là ngôn ngữ chính thống của đế chế Áo - Hung. Bởi vậy, người Do Thái Praha thuộc thành phần khá giả, như gia đình Kafka, cho con học tiếng Đức hầu thăng tiến trong xã hội.Tuy nhiên, sự kỳ thị, bài xích người Do Thái vẫn tiềm ẩn trong các xã hội Âu châu đương thời. Lâu lâu lại nổi lên các tin đồn là dân Do Thái giết người để tế lễ. Vì vậy, tại Praha, năm 1901, diễn ra nhiều cuộc biểu tình ầm ĩ chống Do Thái, hay tại Pháp, nổ ra vụ án Dreyfuss cuối thế kỷ 19. Phải đợi đến đầu thế kỷ 20, năm 1906, sĩ quan này mới được phục hồi tại Pháp.Một dấu hiệu khác cần quan tâm là Kafka về cuối đời, nảy sinh ý định di tản sang Palestine, nơi người Do Thái xem là quê hương lịch sử của mình. Tất cả những người bạn của Kafka đều mang gốc gác Do Thái, như Max Brod. Sau này, Max Brod đã định cư tạ Palestine và viết lời đề bạt cho những tác phẩm của Kafka. Theo người đã được Kafka ủy thác thực hiện di chúc, đồng thời là người bạn tâm giao, ...
    Más Menos
    9 m
  • Đi tìm lâu đài của Kafka - Bài 1 : Nhà văn dò tìm những mạch ngầm
    May 31 2024
    Với ba tiểu thuyết "Vụ Án", "Lâu Đài", "Hóa Thân", Franz Kafka đã trở thành một nhà văn lớn của thế kỷ 20, bên cạnh James Joyce, Marcel Proust. Ông tin chắc rằng có nhiều thế lực vô hình giấu mình trong tâm thức nhà văn và một khi "biển cả đã đóng băng" bị nứt nẻ ra, các hồn vía không tên, bức bách chiếm lĩnh lại ngòi bút của nhà văn. Trong một lá thư gửi người bạn vào tháng giêng năm 1904, Kafka viết : «Tác phẩm là nhát búa phá vỡ biển cả đã đóng băng trong chúng ta». Kafka đã lấy cuộc đời đặt cược cho văn học như vậy.Không lấy vợ, đẻ con, không suy tính đến tương lai, mỗi đêm ngồi viết đến tảng sáng, mắc bệnh lao, thổ huyết đều đều, cũng chẳng màng đến hư danh, khi chết để lại chúc thư uỷ thác cho người bạn Max Brod việc thiêu đốt tất cả những sáng tác mà Kafka chưa hoàn tất, chưa ưng ý.Nhưng may mắn thay, di chúc của Kafka đã bị phản bội. Max Brod đã không ném vào thần lửa các tiểu thuyết như «Vụ Án» và «Lâu Đài». Cùng với truyện ngắn «Hóa Thân», hai truyện dài vừa kể đã bảo đảm cho Kafka vị trí nhà văn lớn nhất thế kỷ 20, bên cạnh James Joyce và Marcel Proust.Kafka người dò tìm những mạch ngầmTrong số ba nhà văn lớn được công nhận là người mở đường cho tiểu thuyết hiện đại, Kafka mang nhiều ẩn số nhất, cho dù các tác phẩm của ông dễ đọc hơn nhiều trường thiên tiểu thuyết của Proust hay truyện «Ulysse» của Joyce. Bí ẩn của trường hợp Kafka suốt một thế kỷ vừa qua đã rõ, khi hàng vạn bài viết và tập sách nghiên cứu đề nghị diễn giải ý nghĩa của các tiểu thuyết như «Vụ Án» và «Lâu Đài».Tuy nhiên, đằng sau các bài phê bình uyên bác, thường phản ảnh dấu ấn những ý thức hệ đương thời, dường như Kafka chỉ nói về mình, về các giấc mộng kinh hoàng của kẻ ngoại cuộc, mãi mãi đi tìm một chỗ đứng trong cuộc đời để viết văn.Tháng 7 vừa qua, 125 năm sau ngày sinh của Kafka, thế giới kỷ niệm sự kiện này, xem đó là một món nợ phải trả đầy đủ cho một nhà văn đã bắt mạch thời thế, chiêm nghiệm trước những khổ đau của thế kỷ vừa qua, mở đường cho đông đảo các tiểu thuyết gia năm châu. Gabriel Garcia Márquez đã từng tiết lộ, ông đã khám phá được cách viết văn mới khi phát hiện Kafka.Franz Kafka sinh ngày mồng 3 tháng 7 năm 1883, tại Praha, lúc đó thuộc đế chế Áo Hung, nay là thủ đô cộng hòa Tiệp. Ông mất năm 1924, gần Vienna, thọ 41 tuổi. Cột mốc đánh dấu sự nghiệp của Kafka diễn ra vào buổi tối ngày 22 tháng 9 năm 1912. Lúc ấy, ông dự định viết về một chủ đề khác, nhưng theo lời tường thuật của chính ông, ngòi bút của ông như thần nhập, như lên đồng, ông viết một mạch như ma đuổi truyện ngắn đặt tên là «Bản Án». Chỉ trong một đêm, đến tảng sáng, truyện ngắn này đã hoàn tất.Phải nói ngay rằng «Bản Án» không phải là bản nháp của «Vụ Án», nhưng ngay từ lúc đó, Kafka như người phá vỡ được ức chế nội tâm, đã kể một câu chuyện về mâu thuẫn giữa cha và con, về sự tàn nhẫn và sự hy sinh, về những bí mật phải che giấu và mặc cảm tội lỗi.Quan trọng hơn cả, kể từ lúc đó, Kafka đã sáng tạo được cho mình phương pháp chấp bút. Ông đã nắm bắt được một chân lý. Ông tin chắc là có nhiều thế lực vô hình, giấu mình trong tâm thức nhà văn. Chưa biết chừng, đó là vị thần nặc danh hay ác quỷ hay chăng đây chỉ là những bóng ma trong đêm khuya hiện về ? Tầm thường hơn, có lẽ đấy chỉ là thế giới nội tâm, một khi « biển cả đã đóng băng » bị nứt nẻ, các hồn vía không tên, bức bách chiếm lĩnh lại ngòi bút của nhà văn.Cứ như vậy, Kafka tin chắc vào chính mình để sáng tác và ông đã vắt kiệt sức mình để lại ba tác phẩm được biết đến nhiều nhất là «Hóa Thân», «Vụ Án» và «Lâu Đài».Trong ba tác phẩm vừa kể, «Hóa Thân», xuất bản năm 1915, đã trở thành kinh điển với nhân vật Grégoire Samsa, một sớm thức giấc, chợt thấy mình hóa thân thành một con bọ cồng kềnh.«Vụ Án» thì đau xót, dữ dội, với lần đầu tiên trong lịch sử văn học xuất hiện thân ...
    Más Menos
    7 m
  • Vua Hàm Nghi và mối duyên với thành phố Vichy, Pháp
    May 10 2024
    Giữa vua Hàm Nghi và thành phố Vichy là mối nhân duyên kéo dài 45 năm. Từ năm 1893 đến 1938, ông đến Vichy khoảng 25 lần để điều trị gan bằng nước khoáng. Quãng thời gian ở Vichy cũng là lúc vua Hàm Nghi tĩnh dưỡng, thỏa sức với đam mê hội họa ở vùng nông thôn ven đô và có thêm những người bạn mới. Tròn 80 năm qua đời, vị vua bị lưu đày trở thành trung tâm của triển lãm mang tên ông và triển lãm Vichy, thành phố quốc tế (Vichy, l'Internationale). Bức chân dung tự họa năm 1896 tại Algérie được sử dụng làm áp phích cho triển lãm L’Art en exil - Hàm Nghi, Prince d’Annam (1871-1944) (Nghệ thuật lưu đày - Hàm Nghi, Thái tử An Nam) được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Phi và châu Á (Musée AAA) ở Vichy từ ngày 04/05-03/11/2024. Có lẽ Vichy, cũng như quãng thời gian vua Hàm Nghi lưu lại thành phố, ít được biết đến. Nhưng theo tiến sĩ lịch sử Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ năm và cũng là người dày công nghiên cứu về vua Hàm Nghi, giữa thành phố Vichy và thái tử An Nam - tước hiệu được giữ lại lúc ông bị đi đày - có một mối liên hệ chặt chẽ.“Mối liên hệ đó đơn giản xuất phát từ việc vua Hàm Nghi đến điều trị bằng nước khoáng ở Vichy bởi vì trước khi bị đi đày, ông bị mắc bệnh sốt rét lúc ở trên núi chống quân Pháp và gan của ông bị hỏng. Để chăm sóc gan, cứ hai năm một lần từ năm 1893, ông theo một đợt trị liệu ở Vichy. Sau khi kết hôn, ông tới thường xuyên hơn, gần như năm nào cũng tới.Mục đích ban đầu là đến để trị bệnh nhưng rồi Vichy thực sự trở thành nơi nghỉ dưỡng của ông. Ông tới đây gần như hàng năm để gặp bạn bè trước là những sĩ quan mà hầu hết ông quen trước đó ở Alger. Sau khi kết hôn, ông không đến với vợ con, nên đó là khoảng thời gian ông dành riêng cho mình, cho sức khỏe và cho đam mê hội họa. Ông có các buổi trị liệu vào buổi sáng nên hoàn toàn rảnh rỗi vào buổi chiều và thế là ông vẫn quen ra vùng nông thôn để vẽ. Người ta biết là ông vẽ rất nhiều tranh ở Vichy”.Biến cuộc sống lưu đày thành cuộc đời nghệ sĩVua Hàm Nghi trở thành nghệ sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam, ông được nhiều họa sĩ và nhà điêu khắc Pháp hướng dẫn, đào tạo, trong đó có Auguste Rodin. Ông có bạn là những nhật vật tên tuổi ở Vichy, ông cũng nổi tiếng dù luôn cố kín đáo, có lẽ vì tước hiệu thái tử An Nam. Một đoạn video được chiếu trong gian trưng bày thứ hai cho thấy vua Hàm Nghi hòa nhập với xã hội Vichy lúc bấy giờ. Cũng tại gian này có rất nhiều đồ dùng cá nhân của vua Hàm Nghi, hầu hết được giới thiệu đến công chúng lần đầu tiên :“Trong số những đồ vật được trưng bày ở đây, có ống điếu và hộp đựng thuốc lào của vua Hàm Nghi. Chúng ta cũng thấy có nhiều cuốn sách chữ Hán của vua, thư từ trao đổi và những bức thư mà ông nhận được từ vua Khải Định và Thân Trọng Huề. Bộ đồ vẽ và tạc tượng được trưng bày trong tủ kính đằng kia. Gần đó là bộ mầu vẽ của Thái tử An Nam. Đó là những vật dụng hàng ngày nhưng cũng là công cụ trong cuộc đời nghệ sĩ của ông. Những vật dụng thường nhật của nghệ sĩ được ông dùng để đi vẽ phong cảnh, để tạo hình”.Ở một tủ kính khác, Amandine Dabat, người phụ trách triển lãm, giải thích tiếp :“Ở đây còn có vài đồ dùng cá nhân của vua Hàm Nghi, được trưng bày lần đầu tiên, như những cái khuy từ bộ quần áo được ông đặt may ở Paris. Khuy được khắc hai chữ Hán “Tử Xuân”. Đây là nghệ danh được ông ký dưới các tác phẩm. Chiếc hộp nhỏ bằng bạc này cũng được khắc hai chữ Tử Xuân, hoặc trên những chiếc dĩa này cũng có. Điều thú vị ở đây là trong các gia đình quý tộc Pháp, thường thì người ta khắc họ lên trên dĩa, nhưng vua Hàm Nghi chỉ khắc nghệ danh. Trên nhiều bức tranh, vua Hàm Nghi cũng ký “Tử Xuân” theo chữ quốc ngữ, nhưng ông viết cũng không đúng tiếng Việt, thay vì “Tử Xuân” ông viết thành “Tứ Xuân”. “Lỗi chính tả” này cho thấy vua Hàm Nghi cũng không rành chữ quốc ngữ. Điều này cũng giải thích cho tên ...
    Más Menos
    12 m
  • Điệu rumba của Pink Martini : 30 năm âm nhạc không biên giới
    Apr 27 2024
    Một nữ một nam : cô ca sĩ China Forbes có một chất giọng trầm ấm, còn anh Thomas Lauderdale là một người có tài soạn nhạc và chơi đàn dương cầm. Hai nghệ sĩ gặp nhau thời họ còn là sinh viên trường đại học Harvard, rồi cùng nhau thành lập cách đây ba thập niên ban nhạc jazz La tinh người Mỹ, thành công nhất tại Pháp : nhóm Pink Martini. Sinh trưởng tại Oakland (California), Thomas Lauderdale đến lập nghiệp đầu những năm 1990 tại thành phố Portland, và nhờ vậy anh có thêm cơ hội chơi piano trong các dàn nhạc giao hưởng lớn ở bang Oregon. Thời sinh viên, Thomas nghiên cứu lịch sử nghệ thuật tại Harvard, trao dồi tài nghệ chơi nhạc cổ điển của Poulenc, Bach hay Beethoven .....Về phần mình, cô China Forbes theo học khoa văn, giờ nhàn rỗi được dành cho các lớp thanh nhạc và diễn xuất sân khấu. Ngoài âm nhạc, hai nghệ sĩ này còn chia sẻ niềm đam mê với ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Khi cùng nhau thành lập Pink Martini vào năm 1994, họ quyết định ghi âm bằng tiếng Pháp và sau đó nữa trong nhiều thứ tiếng khác.Vào năm 1997, ban nhạc người Mỹ phát hành album đầu tiên của mình mang tựa đề ''Sympathique''. Album này lập kỷ lục số bán, lọt vào danh sách Top Ten trong 6 tháng. Nhờ vậy, nhóm Pink Martini nhận đề cử ''Tài năng đầy triển vọng'' nhân kỳ trao giải thưởng âm nhạc Victoires de la Musique của Pháp. Gợi hứng từ một bài thơ ngắn của thi hào Guillaume Apollinaire trên tuyển tập "Banalités & Quelconqueries" (Những điều tầm thường vô vị), nhóm này sáng tác nhạc phẩm "Je ne veux pas travailler" ( Tôi không muốn làm việc / Tôi chỉ muốn làm biếng), mở đường cho nhóm này chinh phục thị trường Pháp và đưa họ đi biểu diễn trên các sân khấu lớn vòng quanh thế giới.Sau thành công của album đầu tay "Sympathique", nhóm Pink Martini không ngừng mở rộng sân chơi, dung hoà nhiều thể loại jazz/pop/folk hay la tinh/bán cổ điển, hợp tác với nhiều nghệ sĩ khác qua việc mời họ cùng ghi âm và đi biểu diễn. Nhóm Pink Martini cũng có thể gọi là một dàn nhạc vì có từ 14 đến 20 nhạc sĩ cùng biểu diễn trên sân khấu với nhau. Họ nổi tiếng nhờ ghi âm lại những bài hát kinh điển, nhạc jazz phổ thông như bài "Dream a little dream", nhạc phim như ''Amado Mio'' (phim Gilda) hay ''Moon River'', nhạc chủ đề của bộ phim Breakfast at Tiffany’s với thần tượng Audrey Hepburn hoặc "Que sera sera" của Doris Day .....Bí quyết thành công của Pink Martini Trong vòng ba thập niên, Pink Martini cho ra mắt 11 album, nhiều đĩa hát của họ được xếp hạng cao trên danh sách những đĩa nhạc jazz bán chạy nhất ở châu Âu và Bắc Mỹ. 30 năm sự nghiệp thật đáng để họp mặt ăn mừng ! Có lẽ cũng vì Pink Martini thành công ban đầu trên đất Pháp, cho nên nhóm này muốn ăn mừng sự kiện này với giới hâm mộ tại Pháp. Một đợt biểu diễn nhân các liên hoan mùa hè để rồi kết thúc với một buổi hòa nhạc đặc biệt vào mùa xuân năm 2025 trên sân khấu Accor Arena ở Paris.Sở dĩ nhóm Pink Martini thành công tại châu Âu, truớc hết là nhờ vào sự kết hợp tài tinh khéo léo giữa nhịp điệu La tinh với lối hoà âm giao hưởng, kết hợp cùng lúc đàn dây, kèn đồng và bộ gõ. Không phải ngẫu nhiên, tên gọi Pink Martini lại giống như một cocktail, qua công thức pha trộn nhịp jazz với một chút nhạc cổ điển, nhịp điệu sôi động của salsa với những bài hát trữ tình của Pháp. Âm nhạc của Pink Martini thoạt nhìn giống như ''world music'', nhưng gọi là âm nhạc không biên giới thi có lẽ đúng hơn, vì nhóm này ghi âm các ca khúc bằng 15 thứ tiếng khác nhau, cho dù tiếng Anh và tiếng Pháp vẫn là hai ngôn ngữ chính.Một số giai điệu La tinh mà nhóm này từng ghi âm lại như ''Quien Sera'' hay ''Quizás Quizás'' đều từng được chuyển sang lời Việt. Còn bản nhạc ''La Soledad'' (Nỗi cô đơn) kết hợp điệu rumba với khúc dương cầm cổ điển andante spianato (Grande Polonaise brillante, opus 22) với tựa đề tiếng Anh là ''Raindrop'' (Hạt mưa rơi) của nhà soạn nhạc Chopin. Tác giả Thomas Lauderdale của nhóm Pink Martini đã soạn ca khúc ''La Soledad'' như một khúc biến tấu dựa trên khúc dương cầm tuyệt diệu của Chopin, nét đột phá tân kỳ ...
    Más Menos
    9 m
  • Hợp tác văn hóa : Pháp giúp Việt Nam làm nổi bật di sản văn hóa
    Apr 19 2024
    Pháp và Việt Nam đã có 50 năm quan hệ ngoại giao và 1 thập kỷ quan hệ đối tác chiến lược. Về văn hóa, sự hợp tác Pháp - Việt liên quan đến nhiều lĩnh vực, như âm nhạc, nhiếp ảnh, tổ chức các sự kiện nghệ thuật … Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội không chỉ muốn quảng bá văn hóa Pháp đến người dân Việt Nam, nhất là văn hóa đương đại, mà còn muốn giúp Việt Nam tôn cao các giá trị và di sản văn hóa của chính đất nước mình, cũng như khích lệ giới trẻ Pháp đến với đất nước Việt Nam đương đại.Để hiểu thêm về chiến lược hợp tác văn hóa song phương và những dự án hợp tác ngay tại Việt Nam, trong đó có nhiều dự án mà các địa phương Pháp hỗ trợ đối tác Việt Nam, ngày 08/03/2024, RFI Tiếng Việt đã cuộc phỏng vấn đại sứ Olivier Brochet. RFI : Thưa đại sứ Olivier Brochet, ông có thể cho thính giả, độc giả của đài RFI tiếng Việt biết đâu là lĩnh vực văn hóa mà Pháp và Việt Nam hợp tác chặt chẽ nhất và có thể nói là mang tính chiến lược nhất ? Đại sứ Olivier Brochet : Kể từ khi hai nước chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao, và đặc biệt là từ 30 năm trở lại đây, từ đầu những năm 1990, khi Pháp dốc sức và là nước phương Tây đầu tiên làm như vậy để đồng hành cùng Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi, chúng tôi vẫn luôn có cùng cách tiếp cận, theo đó không chỉ đơn giản là làm cho văn hóa Pháp được biết đến ở Việt Nam mà còn là thực sự tạo ra những sự hợp tác để giúp Việt Nam làm nổi bật nền văn hóa của chính mình. Đối với chúng tôi, đây là một thách thức thiết yếu trong hợp tác văn hóa.Tôi xin nêu vài ví dụ. Chúng tôi đang tích cực hợp tác để quảng bá di sản văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn, năm ngoái, chúng tôi đã khép lại năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao bằng một sự kiện đặc biệt ở Huế. Sự kiện « Hue By Night » đã thu hút hơn 10.000 khán giả và chương trình mới đây đã được phát sóng trên truyền hình Việt Nam. Tôi tin rằng đó là một thời điểm rất quan trọng và mới mẻ trong việc đề cao giá trị di sản văn hóa và năm nay chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức Lễ Hội Ánh Sáng, cũng ở cố đô Huế. Chúng tôi cũng hợp tác trong các lĩnh vực khác. Tôi xin lấy ví dụ về việc quy hoạch vườn quốc gia Cúc Phương.Đường hướng hợp tác của chúng tôi là nhằm giúp Việt Nam phát triển các sự kiện mới trong lĩnh vực nghệ thuật, ví dụ điển hình là chương trình nhiếp ảnh quốc tế Hà Nội hai năm một lần (Photo Hanoi’23 – Biennale). Sự kiện nhiếp ảnh này diễn ra hồi năm ngoái và chúng tôi cũng đã bắt tay vào hợp tác với các đối tác Việt Nam để chuẩn bị cho sự kiện nhiếp ảnh năm 2025.Tiếp theo, trong lĩnh vực âm nhạc, tất nhiên là chúng tôi có rất nhiều trao đổi. Tôi xin lưu ý là vào tháng 06 năm 2024 một nhạc trưởng của Pháp sẽ đến Việt Nam. Nhạc trưởng này sẽ chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội. Đây sẽ là cơ hội hỗ trợ các nhạc sĩ vốn dĩ đã là những người xuất sắc. Tôi đã có cơ hội nghe họ trình diễn nhiều lần. Họ sẽ đặc biệt tập luyện với các tiết mục âm nhạc Pháp với một nhạc trưởng người Pháp. Đây là một ví dụ điển hình về tinh thần hợp tác của chúng tôi.RFI : Thưa Đại sứ, đâu là những ưu tiên trong năm 2024 của đại sứ quán Pháp tại Hà Nội về hợp tác văn hóa song phương, và đặc biệt là về phía Pháp ? Theo đại sứ, đâu là nét văn hóa Pháp đặc biệt thu hút người Việt Nam ? Đại sứ Olivier Brochet : Mục tiêu của chúng tôi rõ ràng cũng là đáp ứng được phần nào sự mong đợi của công chúng Việt Nam vốn rất gắn bó với những sự kiện mà chúng tôi tổ chức trong khuôn khổ hợp tác văn hóa Pháp - Việt. Nhưng đôi khi chúng tôi cũng tạo ra một chút bất ngờ, và...
    Más Menos
    9 m
  • Tuần lễ Pháp ngữ ở Việt Nam: Gắn kết người yêu tiếng Pháp và văn hóa khối Pháp ngữ
    Mar 15 2024
    Tháng 3 hàng năm là tháng mà Francophonie, Cộng đồng Pháp ngữ, tên chính thức là Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, đặc biệt được nói đến nhiều trên toàn thế giới, với nhiều sự kiện, hoạt động, lễ hội để quảng bá cho tiếng Pháp và sự đa dạng văn hóa của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp. Năm 2024, tuần lễ Pháp ngữ được tổ chức từ ngày 16/03 đến 24/03, với tâm điểm là ngày 20/03 - Ngày Quốc tế Pháp ngữ. Chủ đề chính của Ngày hội Pháp ngữ 2024 là gì ?Việt Năm cũng không phải một ngoại lệ. Ngày Quốc tế Pháp ngữ mỗi năm được tổ chức xoay quanh một số chủ đề đặc biệt. Ngày 08/03, trả lời phỏng vấn đài RFI Việt ngữ, ông Olivier Brochet, đại sứ CH Pháp tại Việt Nam, cho biết :« Ngày 20/03 là Ngày Quốc tế Pháp ngữ và đây là một thời điểm quan trọng đối với tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ. Dĩ nhiên là trong đó có Pháp, ngoài ra còn có mọi đối tác châu Âu của chúng tôi, cả châu Mỹ, châu Phi và châu Á, trong đó có Việt Nam. Quý vị cũng biết là Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Pháp quy tụ tới hơn 80 quốc gia trên thế giới, bởi vì Francophonie mang những giá trị phổ quát. Francophonie rất biết cách tôn trọng và đã có một cuộc đấu tranh để bảo vệ sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ. Francophonie tạo thuận lợi cho cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa. Cuộc sống của Cộng đồng Pháp ngữ là sức sáng tạo và đó là sức sáng tạo của một thế giới rất lớn và rất khác biệt. Và chúng ta sẽ thấy bản sắc này của Cộng đồng Pháp ngữ trong các chủ đề riêng được lựa chọn năm nay, nêu bật sự đa dạng và sức sống của cộng đồng Pháp ngữ trên khắp thế giới. Ngoài ra, còn có các chủ đề trích từ các chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh tới đây của Cộng đồng Pháp ngữ được tổ chức tại Villers-Cotterêts. Đó là « Tạo dựng, đổi mới và thực hiện bằng tiếng Pháp » (…). Tôi cũng xin nói thêm, điều đặc biệt cho Ngày Quốc tế Pháp ngữ và tuần lễ Pháp ngữ năm nay là vì Pháp đang chuẩn bị Thế Vận Hội Olympic và Thế Vận Hội dành cho Người khuyết tật Paralympic tại Paris, nên chủ đề đặc biệt được chọn, và cũng là một trong những cuộc thi quốc tế lớn được tổ chức nhân dịp này, là « Trên trên bục vinh quang », về các thành ngữ, lối nói có các từ về thể thao (…)Ngày hội Pháp ngữ được tổ chức thế nào ?Lâu đài Villers-Cotterêts mà đại sứ Brochet nói ở trên nằm ở vùng Hauts de France, từ ngày 30/10/2023, đã trở thành Trung tâm tiếng Pháp Quốc tế - Cité internationale de la langue française. Đó chính là nơi vào tháng 08/1539 vua Pháp François I đã ký sắc lệnh bắt buộc sử dụng tiếng Pháp trong các văn bản hành chính thay vì dùng tiếng La-tinh. Trung tâm tiếng Pháp Quốc tế đã được tổng thống Macron khánh thành hôm 30/10/2023, với tham vọng đưa nơi này trở thành cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, giữa những người nói tiếng Pháp và yêu tiếng Pháp bất kể biên giới, cũng là nơi kết nối văn hóa cho tất cả mọi người. Trở lại với Việt Nam, ngày hội Pháp ngữ là dịp tổ chức nhiều hoạt động quảng bá cho ngôn ngữ và văn hóa của các nước Pháp ngữ. Đại sứ Pháp tại Hà Nội Olivier Brochet giới thiệu khái quát các sự kiện :« Nhiều nước nói tiếng Pháp có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam, và đương nhiên Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ. Cùng nhau, tất cả chúng tôi hợp tác với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và Cơ quan Đại học Pháp ngữ để tổ chức tuần lễ Pháp ngữ. Chúng tôi cũng đặc biệt hợp tác với các khoa tiếng Pháp ở nhiều trường đại học ở Việt Nam. Và tất cả chúng tôi cùng nhau tổ chức liên hoan điện ảnh Pháp ngữ, để một số nước trình chiếu các tác phẩm điện ảnh của họ. Hy vọng sẽ có thật đông...
    Más Menos
    14 m
  • Triển lãm tại Bảo tàng Cernuschi: Phụ nữ Việt Nam trong tranh của các họa sĩ những năm 1930
    Mar 13 2024
    Triển lãm tại bảo tàng nghệ thuật châu Á Cernuschi ở Paris giới thiệu với công chúng ở Pháp những bức họa phụ nữ Việt của các nghệ sĩ thế hệ đầu tiên xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Các bức vẽ phụ nữ thể hiện những khát khao thay đổi, đánh dấu bước chuyển hiện đại của nghệ thuật Việt Nam : Đông-Tây kết hợp. Khoảng 10 bức họa về phụ nữ Việt Nam, người thổi sáo, người nấu cơm, người chải tóc, của các danh họa như Mai Thứ và Phan Văn Chánh, hay Bùi Văn Âu,… thấm nhuần chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ 19, được trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật châu Á Cernuschi ở Paris (19/12/2023-17/03/2024). Họ là những sinh viên khóa đầu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, hay Trường Mỹ thuật Gia Định. Dưới nét bút của các nghệ sĩ, những cô gái trong trang phục áo nâu hay áo dài, với dáng vẻ thanh thoát, thể hiện một sự hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại.Các bức tranh được vẽ vào những năm 1930 chủ yếu là tranh lụa và in thạch bản, vốn là những loại chất liệu cần được bảo quản cẩn thận. Do vậy, bảo tàng Cernuschi cho biết không thể trưng bày các bức tranh đó quá 3 tháng mặc dù được đặt trong phòng điều hòa, có hệ thống hút ẩm và ít ánh sáng. Tất cả các tác phẩm tại triển lãm lần này đến từ các bộ sưu tập cá nhân hay từ người thân của họa sĩ tặng cho bảo tàng. Ví dụ như những tác phẩm của Mai Thứ do con gái của họa sĩ là Mai Lan Phương trao tặng, hoặc bức vẽ cô gái đội nón lá quai thao của Bùi Văn Âu đến từ Marcel Schneider, con trai của một quan chức cấp cao Nam Kỳ, hay toàn bộ các tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh là quà tặng của Jacques-Paul Dauriac, mà ông nội từng là Giám đốc Bưu chính Đông Dương.Anne Fort, giám tuyển của triển lãm, chuyên gia về nghệ thuật Việt Nam, nhận định đó là những bức vẽ mà ngày nay được định giá lên đến hàng trăm ngàn euro, nhưng mục đích của bảo tàng là “làm sao đưa các tác phẩm nghệ thuật này đến với đông đảo công chúng” một cách miễn phí.RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn bà Anne Fort, giám tuyển của triển lãm, để hiểu rõ hơn về những lựa chọn của bảo tàng cũng như các tác phẩm của các nghệ sĩ lấy phụ nữ làm chủ thể chính.***RFI : Tại sao bảo tàng lại chọn chủ đề về hình ảnh phụ nữ được các họa sĩ những năm 1930 thể hiện ? Anne Fort : Trên thực tế, đã có một làn gió hiện đại thổi qua Việt Nam trong giai đoạn này, với nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Việt từ cuối thế kỷ 19. Lúc đó, các học giả Việt Nam, thường theo chủ nghĩa hiện đại, muốn tận dụng những kiến thức từ phương Tây, qua Pháp để tìm phương cách hiện đại hóa đất nước, nhằm giành được độc lập. Trong phong trào hiện đại hóa này, phụ nữ có một vị trí đặc biệt. Lúc đó, chúng ta có thể thấy phong trào giải phóng phụ nữ được thể hiện qua các cuốn tiểu thuyết, mang tính cá nhân, hoặc những người phụ nữ tìm kiếm tình yêu cho chính mình.Điều thú vị ở đây đó là sự hiện đại được thể hiện qua trang phục truyền thống. Trước đó, áo dài thường là dáng rộng, nhưng từ những năm 1930, trang phục này được may sát vào cơ thể phụ nữ, để nêu bật hơn hơn hình dáng và các đường nét. Không ai biết rõ người nào đã tạo ra khuynh hướng này, nhưng nhiều học sinh Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ của Mai Thứ hay Nguyễn Phan Chánh, khẳng định chính họ là những người đã phát minh ra loại áo dài kiểu dáng mới, qua các bức vẽ của họ những năm 1930. Và cũng kể từ đó mà người ta thấy nhiều bức vẽ phụ nữ mặc áo kiểu cách tân.RFI : Phong cách của các họa sĩ trong giai đoạn này có gì đặc biệt ? Anne Fort : Các họa sĩ trong giai đoạn này là những người Việt đầu tiên theo học nghệ thuật phong cách châu Âu, tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, hay Trường Mỹ thuật Gia định. Có thể thấy rằng họ đã nhanh chóng tiếp nhận kiến thức mới và tạo ra một phong cách riêng rất Việt Nam. Và ...
    Más Menos
    9 m
  • "Đoạn Tuyệt" của Nhất Linh được chuyển thể thành nhạc kịch ở Paris
    Mar 8 2024
    Sau hai vở nhạc kịch Lục Vân Tiên ( 2019 ) và Kiều ( 2022 ), vào ngày 21/04/2024, nghệ sĩ Trúc Tiên, sáng lập viên nhóm Cội Nguồn, sẽ giới thiệu đến khán giả Paris một vở nhạc kịch đàn ca tài tử khác, có tựa đề "Đoạn Tuyệt", do chính cô chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nhất Linh (1906-1963). Được Nhất Linh sáng tác vào năm 1934, "Đoạn Tuyệt" nói về thân phận của Loan, một cô gái được theo Tây học nên tư tưởng không muốn bị ràng buộc bởi những giáo điều, hủ tục xưa. Cô và Dũng yêu nhau, nhưng bố mẹ lại ép gả Loan cho Thân, một chàng trai giàu có, nhưng thất học, tầm thường, con của bà Phán Lợi, một người đàn bà khó khăn, đầy những định kiến hẹp hòi. Những tháng ngày làm vợ là chuỗi ngày Loan chìm trong ác mộng bởi sự đay nghiệt từ Thân và bà Phán Lợi. Sau khi bị sảy thai và không thể có con được, Loan buộc phải chấp nhận để Thân lấy vợ lẽ. Chưa được yên, Loan vẫn bị Thân hành hạ và trong một lần cãi nhau cô vô tình giết Thân. Loan bị bắt và mẹ Loan cũng qua đời. Không lâu sau cô được tòa cho về, nhưng phải bán nhà để trả nợ cho bà Phán Lợi. Hóa ra bố mẹ Loan năm xưa ép gả cô chỉ vì họ thiếu nợ bà Phán Lợi. Cũng ngay lúc này Dũng tìm gặp lại Loan để nối lại tình xưa.Vở nhạc kịch đàn ca tài tử "Đoạn Tuyệt" sẽ được trình diễn tại nhà hát Jacques-Higelin, 4 rue Félibien 75006 ParisMétro Ligne 10 • Mabillon ou Odéon/ Ligne 4 • OdéonRER Ligne B, C • Saint-Michel Notre-DameĐây sẽ là vở kịch song ngữ Việt-Pháp, tức là có phụ đề tiếng Pháp cho các khán giả người Pháp. Trong phần tạp chí hôm nay, chúng tôi xin mời quí theo dõi bài phỏng vấn nghệ sĩ Trúc Tiên về vở kịch này:RFI: Sau các vở nhạc kịch dựa theo các tác phẩm văn học cổ điển như "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu hay Truyện "Kiều" của Nguyễn Du, nay Trúc Tiên chuẩn bị cho một vở nhạc kịch khác dựa theo một tác phẩm văn học thời Tự Lực Văn Đoàn. Vì sao Trúc Tiên chọn “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh?Trúc Tiên: Nhất Linh viết Đoạn Tuyệt năm 1934, vào thời mà xã hội Việt Nam còn phong kiến, nhưng đã bắt đầu có sự giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Cuộc giao lưu văn hóa nào cũng mang lại cho con người nhiều hiểu biết, nhưng cũng gây ra không ít những phức tạp. Trúc Tiên còn nhớ cái thời Tây học đó thường được người ta ví là thời « Mưa Âu gió Mỹ » ; « Cũ mới tranh nhau », hay « Á Âu xáo trộn ». "Đoạn Tuyệt" của Nhất Linh mang hơi thở của thời đại mới đó. Trong "Đoạn Tuyệt", Nhất Linh phơi bầy sự bất công của xã hội, nêu ra tư tưởng giải phóng phụ nữ.RFI: Qua vở nhạc kịch này, phải chăng Trúc Tiên cũng muốn gởi gắm một thông điệp về thân phận phụ nữ, ngay cả vào thời bây giờ vẫn còn có những trường hợp như nhân vật chính trong "Đoạn Tuyệt"?Trúc Tiên: Thưa đúng vậy. Chắc cũng như Trúc Tiên, anh Thanh Phương đã từng nghe bà cố, bà nội, bà ngoại, má… mình kể về “thân phận làm dâu” thời phong kiến xưa, chuyện mẹ chồng ác nghiệt với nàng dâu, xem con dâu như người ở. Thường mình hay ngẫm chuyện xưa để nhớ chuyện nay.Trúc tiên đã đọc "Đoạn Tuyệt" hồi bé, nhưng mỗi lần đọc thì lại ngẫm ra một thông điệp khác nhau. Tuần vừa rồi, Trúc Tiên đọc báo thấy họ kể về thân phận của những người phụ nữ trên thế giới mà buồn, vì hiện tại nhiều phụ nữ vẫn chưa được tự do như mình nghĩ. Trong "Đoạn Tuyệt", Nhất Linh để lại cho người phụ nữ hai chữ "tự do": tự do đi học, tự do chọn một công ăn việc làm, tự do yêu đương, tự do chọn cho mình một tấm chồng, khác với câu ca dao:"Thân em như hạt mưa saHạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày"Chúng ta ở đầu thế kỷ 21, còn bao nhiêu phụ nữ nữa trên thế giới chưa đạt được hai chữ tự do đúng nghĩa của nó, phải không anh ? RFI: Với chủ đề đó, Trúc Linh đã chuyển thể tiểu thuyết "Đoạn Tuyệt" thành nhạc kịch đàn ca tài tử. Như vậy là Trúc Tiên vẫn muốn giữ đường hướng mình đã chọn, tức là duy trì bộ môn nghệ thuật này. Nhưng ...
    Más Menos
    11 m