Top Kinh Doanh  By  cover art

Top Kinh Doanh

By: Top Kinh Doanh
  • Summary

  • Top Kinh Doanh là chuyên trang chia sẻ kiến thức Kinh tế - Tài Chính – Kinh Doanh và thường xuyên cập nhật Bảng giá các loại hàng hóa, dịch vụ hot nhất trên thị trường hiện nay. Không chỉ trình bày kiến thức ở dạng lý thuyết, Top Kinh Doanh luôn có những giải đáp, ví dụ trong thực tế giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng nhất bởi Admin Hữu Trí SEO Copywriter. Vậy Hữu Trí SEO Copywriter
    Top Kinh Doanh
    Show more Show less
Episodes
  • Quy định và hồ sơ thành lập công ty tại Việt Nam như thế nào?
    Jun 28 2022
    Quy định về việc thành lập công ty

    Quy định về việc thành lập công ty bao gồm:

    • Quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp (59/2020/QH14 về Doanh nghiệp‎).
    • Quy định về hồ sơ đăng ký thành lập các loại hình công ty (điều 20,21,22,23, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp).
    • Quy định về điều lệ công ty (điều 25, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp)
    • Quy định về danh sách thành viên, cổ đông hay tổ chức công ty (điều 26, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp).
    • Quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (điều 28, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp).
    Các bước nộp hồ sơ theo quy định

    Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ để lập hồ sơ thành lập công ty (Nghị định 01/2021 về Đăng ký doanh nghiệp).

    • Xác định loại hình công ty: Công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh,…
    • Bản sao công chứng các loại giấy tờ tùy thân của các thành viên góp vốn sáng lập công ty.
    • Đặt tên công ty sao cho dễ nhớ, dễ phát âm không bị trùng lặp và ngắn gọn.
    • Lựa chọn vị trí đặt trụ sở doanh nghiệp bao gồm: Địa chỉ (Số nhà, kiệt, tên đường,…) cụ thể, số điện thoại, số fax và thư điện tử (đã được xác minh).
    • Xác nhận số vốn điều lệ do các thành viên/cổ đông đóng góp.
    • Ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp.

    Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty/ doanh nghiệp:

    • Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc online đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    • Nếu bạn thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp (Điều 12 - Nghị định 01/2021 Về Đăng ký doanh nghiệp).
    • Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

    Bước 3: Làm con dấu pháp nhân

    • Đến cơ sở khắc dấu để đặt làm con dấu pháp nhân cho công ty (đính kèm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) được đem theo để nhận con dấu pháp nhân. Có thể để người khác nhận giúp (phải có giấy ủy quyền đã được công chứng).

    Bước 4: Sau khi thành lập công ty cần tiến hành:

    • Góp vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được GPKD.
    • Thông báo thành lập công ty theo quy định của pháp luật.
    • Trụ sở chính được treo bảng hiệu tên công ty.
    • Đăng ký hồ sơ thuế (quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế).
    • Nộp thuế và lệ phí môn bài (theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP).
    • Áp dụng tính thuế GTGT (Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
    Show more Show less
    5 mins
  • Co-founder là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa Co-founder và Founder
    Jun 19 2022

    Co-founder là gì? Co-founder là cụm từ được sử dụng để nói về sự hợp tác, đồng sáng lập giữa nhiều người với nhau. Từ đó tạo nên một tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay một đơn vị cụ thể nào.

    Nếu một doanh nghiệp, công ty có 2 người làm chủ thì ta gọi đó là Co-founder của công ty. Thuật ngữ Co-founder được giải thích như sau:

    • Found: mang ý nghĩa sáng lập, thành lập, đặt nền móng xây dựng.
    • Co-found: mang ý nghĩa đồng sáng lập, đồng thiết lập.

    Một ví dụ để bạn đọc dễ hình dung đó là Sergey Brin và Larry Page là 2 nhà đồng sáng lập của Google. Vậy thì cả 2 người họ đều được gọi là Co-founder của Google.

    Hiện nay, hình thức đồng sáng lập doanh nghiệp khá phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Startup, doanh nghiệp trẻ. Khi được dẫn dắt bởi đội ngũ lãnh đạo theo hình thức hợp tác, doanh nghiệp sẽ được đầu tư nhiều hơn về mặc chất xám. Đồng thời được chăm sóc kỹ hơn để phát triển thành quy mô rộng lớn trong khoản thời gian ngắn.

    Phân biệt sự khác nhau giữa Co-founder và Founder

    Bên cạnh Co-founder, chắc chắn bạn cũng từng nhiều lần nghe qua khái niệm Founder. Founder là chủ công ty, doanh nghiệp, trực tiếp chịu rủi ro để đứng ra thành lập công ty, tổ chức đơn lẻ. Bên cạnh đó, họ là người có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, phát triển và biến ý tưởng trở thành hiện thực. Đồng thời tìm kiếm các nguồn đầu tư để duy trì hoạt động doanh nghiệp.

    ==> Để hiểu rõ hơn về Founder bạn có thể xem bài viết: Founder là gì?

    Founder sẽ là người có sẵn ý tưởng kinh doanh, tích lũy kiến thức, có tính đột phá trong kỹ thuật, có cái nhìn sâu sắc về một vấn đề, hiểu biết rộng, có niềm đam mê mãnh liệt,… Các Founder này sẽ tìm kiếm các nhà đồng sáng lập và biến họ trở thanh một phần trong nhóm những người sáng lập. Từ đó điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp.

    Không giống như Co-Founder, Founder sẽ là những người trực tiếp đứng ra điều hành và định hướng hoạt động của doanh nghiệp một cách độc lập mà không cần đến sự hỗ trợ dòng vốn từ người khác. Cùng không cần phải thảo luận, tham khảo ý kiến như hình thức đồng sáng lập.

    Founder là hình thức được khá nhiều cá nhận lựa chọn và áp dụng. Tuy nhiên họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, khó khăn với khối lượng công việc chồng nhất và phức tạp.

    Và quan trọng, cả Co-founder và Founder sẽ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế chứ không sử dụng trong lĩnh vực chính trị.

    Show more Show less
    8 mins
  • Pinterest là gì? Cách sử dụng Pinterest trên máy tính
    Jun 18 2022

    Pinterest là mạng xã hội hình ảnh được sử dụng với mục đích chia sẻ và phân loại hình ảnh theo các chủ đề khác nhau. Người dùng có thể tạo và quản lý nhiều chủ đề theo sở thích cá nhân. Người sử dụng có thể xem được các bộ sưu tập của người khác, kéo về và đính vào các bộ sưu tập cá nhân của mình.

    Pinterest được phát triển vào tháng 3/2010 bởi Ben Silbermann cùng với hai cộng sự của ông là Paul Sciarra và Evan Sharp. Chỉ sau 9 tháng ra mắt, Pinterest đã có hơn 10.000 người dùng. Ở thời điểm hiện tại, Pinterest đã được xếp vào là một trong những trang mạng xã hội truyền thông hàng đầu trên thế giới.

    Pinterest còn được biết đến là một website chia sẻ hình ảnh theo dạng social hay còn được gọi là trang mạng xã hội. Hình thức chia sẻ này khá phổ biến, người dùng có thể đăng và phân loại hình ảnh dưới dạng tệp đính kèm. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tạo ra và quản lý hình ảnh trên Pinterest theo nhiều chủ đề khác nhau hoặc theo sở thích cá nhân.

    Đánh giá Pinterest 1. Ưu điểm

    – Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

    – Là kho lưu trữ hình ảnh khổng lồ.

    – Là công cụ hỗ trợ quảng bá sản phẩm và kinh doanh online.

    – Pinterest hiện nay số lượng người dùng nữ chiếm tới 81%. Thế nên đây được xem là môi trường màu mỡ để quảng bá các sản phẩm dành cho phái đẹp.

    2. Nhược điểm

    – Nội dung chủ yếu tập trung vào hình ảnh.

    – Không có chính sách bảo vệ bản quyền hình ảnh cho tác giả.

    – Những doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu là nam giới sẽ rất khó thành công.

    Show more Show less
    7 mins

What listeners say about Top Kinh Doanh

Average customer ratings

Reviews - Please select the tabs below to change the source of reviews.