Tạp chí văn hóa  By  cover art

Tạp chí văn hóa

By: RFI Tiếng Việt
  • Summary

  • Sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là tại Pháp và Việt Nam

    France Médias Monde
    Show more Show less
activate_primeday_promo_in_buybox_DT
Episodes
  • Đi tìm Lâu Đài của Kafka - Bài 2 : Mê Cung
    Jun 7 2024
    Không thể tách rời ý nghĩa những tác phẩm của Kafka ra khỏi mảnh đất chúng sinh sôi nẩy nở. Cũng không thể « đọc » Kafka mà quên đi chúng ta đang đứng ở đâu, tại những điểm nhìn nào. Vì vậy, phải trở ngược về đầu thế kỷ 20, quãng thời gian đã được nhà sử học Eric J.Hobsbawm mệnh danh là kỷ nguyên của những Đại Họa. Kafka sinh trưởng trong một gia đình gốc Do Thái, tại Praha, thủ đô Tiệp ngày nay, thuộc đế chế Áo Hung lúc đó. Nhưng ông được đào tạo tại những ngôi trường Đức, ông tiếp thu văn hóa Đức và sáng tác bằng tiếng Đức. Như vậy, Kafka mang trong mình sự cộng hưởng của ba nền văn hóa : Văn hóa Do Thái, văn hóa Tiệp và văn hóa Đức. Sau này, giá trị tinh thần của sự nghiệp Kafka trở thành một di sản được cả ba nền văn hóa này khẳng định sở hữu và tranh giành bản quyền, hay ít nhất là đòi áp đặt một cách diễn giải riêng. Có lẽ, ảnh hưởng của ba nền văn hóa này vừa là chìa khóa của các tác phẩm, vừa là nguyên nhân gây xung đột trong tâm thức nhà văn.Do đó, trước khi xem xét các cách tiếp cận, cách « đọc » Kafka, thiết tưởng nên tìm hiểu tiểu sử độc đáo của một nhà văn bị giằng co giữa nhiều « bản sắc », mà hơn nữa, vào thời điểm tài năng chín mùi, đứng ở vị trí bản lề lịch sử của châu Âu giữa thế kỷ 19 hòa bình và thế kỷ 20 kinh thiên động địa.Kafka, đứa trẻ của chính sách đồng hóa người Do TháiKafka sinh năm 1883 trong một gia đình gốc Do Thái đã bắt đầu được đồng hóa. Lúc trẻ, Kafka không mấy quan tâm đến gốc rễ Do Thái của mình, cho dù gia đình ông vẫn vào đền tham dự các buổi lễ quan trọng của Do Thái giáo. Nhưng, theo đa số các nhà nghiên cứu Do Thái hiện nay, Kafka càng trưởng thành càng cảm thấy mình lạc loài, như người mất gốc, mất lai lịch.Phải nói thêm, cho dù người Do Thái đã di dân sang châu Âu từ ngàn năm trưóc, nhưng trong đế chế Áo - Hung, phải đợi đến 1848, tức là 35 năm trước khi Franz Kafka ra đời, cộng đồng người Do Thái mới được công nhận quyền bình đẳng. Trước 1848, người Do Thái bị đàn áp, khống chế rất dã man. Ví dụ điển hình là chẳng những họ bị đẩy ra sống ở ngoài lề xã hội, mà hơn vậy nữa, nhà chức trách giới hạn gắt gao việc tăng trưởng dân số người Do Thái với đạo luật : Chỉ có con trai đầu lòng của gia đình người Do Thái được quyền kết hôn và lập gia đình. Điểm quan trọng ở đây là Kafka đại diện cho thế hệ thứ hai, kể từ khi người Do Thái được đồng hóa, trong khi ông cụ nội của Kafka còn phải bị lưu đầy, suýt không được quyền lập gia đình, nếu sự kiện 1848 không diễn ra. Hoàn cảnh này cũng đáng lưu ý trong sự hình thành của tâm thức Kafka. Gốc gác này còn hiển hiện trong Nhật ký của Kafka. Năm 1911, ông viết : « Tôi tên là Amschel trong tiếng Hebreu (Do Thái) như ông cụ nội của mẹ tôi ».Praha vào đầu thế kỷ 20 cũng là một thủ đô đa sắc tộc với ba cộng đồng chung sống tại đây. Đông nhất là người Tiệp, cư dân Đức thì giàu có và thiểu số người Do Thái. Nhưng tiếng Đức là ngôn ngữ chính thống của đế chế Áo - Hung. Bởi vậy, người Do Thái Praha thuộc thành phần khá giả, như gia đình Kafka, cho con học tiếng Đức hầu thăng tiến trong xã hội.Tuy nhiên, sự kỳ thị, bài xích người Do Thái vẫn tiềm ẩn trong các xã hội Âu châu đương thời. Lâu lâu lại nổi lên các tin đồn là dân Do Thái giết người để tế lễ. Vì vậy, tại Praha, năm 1901, diễn ra nhiều cuộc biểu tình ầm ĩ chống Do Thái, hay tại Pháp, nổ ra vụ án Dreyfuss cuối thế kỷ 19. Phải đợi đến đầu thế kỷ 20, năm 1906, sĩ quan này mới được phục hồi tại Pháp.Một dấu hiệu khác cần quan tâm là Kafka về cuối đời, nảy sinh ý định di tản sang Palestine, nơi người Do Thái xem là quê hương lịch sử của mình. Tất cả những người bạn của Kafka đều mang gốc gác Do Thái, như Max Brod. Sau này, Max Brod đã định cư tạ Palestine và viết lời đề bạt cho những tác phẩm của Kafka. Theo người đã được Kafka ủy thác thực hiện di chúc, đồng thời là người bạn tâm giao, ...
    Show more Show less
    9 mins
  • Đi tìm lâu đài của Kafka - Bài 1 : Nhà văn dò tìm những mạch ngầm
    May 31 2024
    Với ba tiểu thuyết "Vụ Án", "Lâu Đài", "Hóa Thân", Franz Kafka đã trở thành một nhà văn lớn của thế kỷ 20, bên cạnh James Joyce, Marcel Proust. Ông tin chắc rằng có nhiều thế lực vô hình giấu mình trong tâm thức nhà văn và một khi "biển cả đã đóng băng" bị nứt nẻ ra, các hồn vía không tên, bức bách chiếm lĩnh lại ngòi bút của nhà văn. Trong một lá thư gửi người bạn vào tháng giêng năm 1904, Kafka viết : «Tác phẩm là nhát búa phá vỡ biển cả đã đóng băng trong chúng ta». Kafka đã lấy cuộc đời đặt cược cho văn học như vậy.Không lấy vợ, đẻ con, không suy tính đến tương lai, mỗi đêm ngồi viết đến tảng sáng, mắc bệnh lao, thổ huyết đều đều, cũng chẳng màng đến hư danh, khi chết để lại chúc thư uỷ thác cho người bạn Max Brod việc thiêu đốt tất cả những sáng tác mà Kafka chưa hoàn tất, chưa ưng ý.Nhưng may mắn thay, di chúc của Kafka đã bị phản bội. Max Brod đã không ném vào thần lửa các tiểu thuyết như «Vụ Án» và «Lâu Đài». Cùng với truyện ngắn «Hóa Thân», hai truyện dài vừa kể đã bảo đảm cho Kafka vị trí nhà văn lớn nhất thế kỷ 20, bên cạnh James Joyce và Marcel Proust.Kafka người dò tìm những mạch ngầmTrong số ba nhà văn lớn được công nhận là người mở đường cho tiểu thuyết hiện đại, Kafka mang nhiều ẩn số nhất, cho dù các tác phẩm của ông dễ đọc hơn nhiều trường thiên tiểu thuyết của Proust hay truyện «Ulysse» của Joyce. Bí ẩn của trường hợp Kafka suốt một thế kỷ vừa qua đã rõ, khi hàng vạn bài viết và tập sách nghiên cứu đề nghị diễn giải ý nghĩa của các tiểu thuyết như «Vụ Án» và «Lâu Đài».Tuy nhiên, đằng sau các bài phê bình uyên bác, thường phản ảnh dấu ấn những ý thức hệ đương thời, dường như Kafka chỉ nói về mình, về các giấc mộng kinh hoàng của kẻ ngoại cuộc, mãi mãi đi tìm một chỗ đứng trong cuộc đời để viết văn.Tháng 7 vừa qua, 125 năm sau ngày sinh của Kafka, thế giới kỷ niệm sự kiện này, xem đó là một món nợ phải trả đầy đủ cho một nhà văn đã bắt mạch thời thế, chiêm nghiệm trước những khổ đau của thế kỷ vừa qua, mở đường cho đông đảo các tiểu thuyết gia năm châu. Gabriel Garcia Márquez đã từng tiết lộ, ông đã khám phá được cách viết văn mới khi phát hiện Kafka.Franz Kafka sinh ngày mồng 3 tháng 7 năm 1883, tại Praha, lúc đó thuộc đế chế Áo Hung, nay là thủ đô cộng hòa Tiệp. Ông mất năm 1924, gần Vienna, thọ 41 tuổi. Cột mốc đánh dấu sự nghiệp của Kafka diễn ra vào buổi tối ngày 22 tháng 9 năm 1912. Lúc ấy, ông dự định viết về một chủ đề khác, nhưng theo lời tường thuật của chính ông, ngòi bút của ông như thần nhập, như lên đồng, ông viết một mạch như ma đuổi truyện ngắn đặt tên là «Bản Án». Chỉ trong một đêm, đến tảng sáng, truyện ngắn này đã hoàn tất.Phải nói ngay rằng «Bản Án» không phải là bản nháp của «Vụ Án», nhưng ngay từ lúc đó, Kafka như người phá vỡ được ức chế nội tâm, đã kể một câu chuyện về mâu thuẫn giữa cha và con, về sự tàn nhẫn và sự hy sinh, về những bí mật phải che giấu và mặc cảm tội lỗi.Quan trọng hơn cả, kể từ lúc đó, Kafka đã sáng tạo được cho mình phương pháp chấp bút. Ông đã nắm bắt được một chân lý. Ông tin chắc là có nhiều thế lực vô hình, giấu mình trong tâm thức nhà văn. Chưa biết chừng, đó là vị thần nặc danh hay ác quỷ hay chăng đây chỉ là những bóng ma trong đêm khuya hiện về ? Tầm thường hơn, có lẽ đấy chỉ là thế giới nội tâm, một khi « biển cả đã đóng băng » bị nứt nẻ, các hồn vía không tên, bức bách chiếm lĩnh lại ngòi bút của nhà văn.Cứ như vậy, Kafka tin chắc vào chính mình để sáng tác và ông đã vắt kiệt sức mình để lại ba tác phẩm được biết đến nhiều nhất là «Hóa Thân», «Vụ Án» và «Lâu Đài».Trong ba tác phẩm vừa kể, «Hóa Thân», xuất bản năm 1915, đã trở thành kinh điển với nhân vật Grégoire Samsa, một sớm thức giấc, chợt thấy mình hóa thân thành một con bọ cồng kềnh.«Vụ Án» thì đau xót, dữ dội, với lần đầu tiên trong lịch sử văn học xuất hiện thân ...
    Show more Show less
    7 mins
  • Vua Hàm Nghi và mối duyên với thành phố Vichy, Pháp
    May 10 2024
    Giữa vua Hàm Nghi và thành phố Vichy là mối nhân duyên kéo dài 45 năm. Từ năm 1893 đến 1938, ông đến Vichy khoảng 25 lần để điều trị gan bằng nước khoáng. Quãng thời gian ở Vichy cũng là lúc vua Hàm Nghi tĩnh dưỡng, thỏa sức với đam mê hội họa ở vùng nông thôn ven đô và có thêm những người bạn mới. Tròn 80 năm qua đời, vị vua bị lưu đày trở thành trung tâm của triển lãm mang tên ông và triển lãm Vichy, thành phố quốc tế (Vichy, l'Internationale). Bức chân dung tự họa năm 1896 tại Algérie được sử dụng làm áp phích cho triển lãm L’Art en exil - Hàm Nghi, Prince d’Annam (1871-1944) (Nghệ thuật lưu đày - Hàm Nghi, Thái tử An Nam) được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Phi và châu Á (Musée AAA) ở Vichy từ ngày 04/05-03/11/2024. Có lẽ Vichy, cũng như quãng thời gian vua Hàm Nghi lưu lại thành phố, ít được biết đến. Nhưng theo tiến sĩ lịch sử Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ năm và cũng là người dày công nghiên cứu về vua Hàm Nghi, giữa thành phố Vichy và thái tử An Nam - tước hiệu được giữ lại lúc ông bị đi đày - có một mối liên hệ chặt chẽ.“Mối liên hệ đó đơn giản xuất phát từ việc vua Hàm Nghi đến điều trị bằng nước khoáng ở Vichy bởi vì trước khi bị đi đày, ông bị mắc bệnh sốt rét lúc ở trên núi chống quân Pháp và gan của ông bị hỏng. Để chăm sóc gan, cứ hai năm một lần từ năm 1893, ông theo một đợt trị liệu ở Vichy. Sau khi kết hôn, ông tới thường xuyên hơn, gần như năm nào cũng tới.Mục đích ban đầu là đến để trị bệnh nhưng rồi Vichy thực sự trở thành nơi nghỉ dưỡng của ông. Ông tới đây gần như hàng năm để gặp bạn bè trước là những sĩ quan mà hầu hết ông quen trước đó ở Alger. Sau khi kết hôn, ông không đến với vợ con, nên đó là khoảng thời gian ông dành riêng cho mình, cho sức khỏe và cho đam mê hội họa. Ông có các buổi trị liệu vào buổi sáng nên hoàn toàn rảnh rỗi vào buổi chiều và thế là ông vẫn quen ra vùng nông thôn để vẽ. Người ta biết là ông vẽ rất nhiều tranh ở Vichy”.Biến cuộc sống lưu đày thành cuộc đời nghệ sĩVua Hàm Nghi trở thành nghệ sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam, ông được nhiều họa sĩ và nhà điêu khắc Pháp hướng dẫn, đào tạo, trong đó có Auguste Rodin. Ông có bạn là những nhật vật tên tuổi ở Vichy, ông cũng nổi tiếng dù luôn cố kín đáo, có lẽ vì tước hiệu thái tử An Nam. Một đoạn video được chiếu trong gian trưng bày thứ hai cho thấy vua Hàm Nghi hòa nhập với xã hội Vichy lúc bấy giờ. Cũng tại gian này có rất nhiều đồ dùng cá nhân của vua Hàm Nghi, hầu hết được giới thiệu đến công chúng lần đầu tiên :“Trong số những đồ vật được trưng bày ở đây, có ống điếu và hộp đựng thuốc lào của vua Hàm Nghi. Chúng ta cũng thấy có nhiều cuốn sách chữ Hán của vua, thư từ trao đổi và những bức thư mà ông nhận được từ vua Khải Định và Thân Trọng Huề. Bộ đồ vẽ và tạc tượng được trưng bày trong tủ kính đằng kia. Gần đó là bộ mầu vẽ của Thái tử An Nam. Đó là những vật dụng hàng ngày nhưng cũng là công cụ trong cuộc đời nghệ sĩ của ông. Những vật dụng thường nhật của nghệ sĩ được ông dùng để đi vẽ phong cảnh, để tạo hình”.Ở một tủ kính khác, Amandine Dabat, người phụ trách triển lãm, giải thích tiếp :“Ở đây còn có vài đồ dùng cá nhân của vua Hàm Nghi, được trưng bày lần đầu tiên, như những cái khuy từ bộ quần áo được ông đặt may ở Paris. Khuy được khắc hai chữ Hán “Tử Xuân”. Đây là nghệ danh được ông ký dưới các tác phẩm. Chiếc hộp nhỏ bằng bạc này cũng được khắc hai chữ Tử Xuân, hoặc trên những chiếc dĩa này cũng có. Điều thú vị ở đây là trong các gia đình quý tộc Pháp, thường thì người ta khắc họ lên trên dĩa, nhưng vua Hàm Nghi chỉ khắc nghệ danh. Trên nhiều bức tranh, vua Hàm Nghi cũng ký “Tử Xuân” theo chữ quốc ngữ, nhưng ông viết cũng không đúng tiếng Việt, thay vì “Tử Xuân” ông viết thành “Tứ Xuân”. “Lỗi chính tả” này cho thấy vua Hàm Nghi cũng không rành chữ quốc ngữ. Điều này cũng giải thích cho tên ...
    Show more Show less
    12 mins

What listeners say about Tạp chí văn hóa

Average customer ratings

Reviews - Please select the tabs below to change the source of reviews.